September 6, 2023
Đối với doanh nghiệp thời trang, quảng cáo sản phẩm mới là điều giúp ích cho việc tăng trưởng doanh thu, phát triển doanh nghiệp, nhưng điều này cũng tạo ra sự mâu thuẫn nếu thương hiệu định hướng là thời trang bền vững.
Để thật sự bền vững thì thương hiệu buộc mình phải bền vững ở mọi khía cạnh hoạt động của nó, bao gồm cả việc cách thức để thương hiệu quảng cáo tới khách hàng.
1. Thông điệp truyền tải về bền vững cần phải rõ ràng, khiêm tốn và minh bạch
Chiến dịch “Everything but the teeth” (mọi thứ trừ răng khóa kéo – ám chỉ mọi thứ đều được làm từ chất liệu tái chế, trừ khóa kéo) của thương hiệu Patagonia vào năm 2019 được nhận định là một case study tốt về tiếp thị bền vững. Chiến dịch đã thừa nhận thẳng thắn rằng chiếc áo khoác được quảng cáo sẽ cần đến nhiều công đoạn để có thể tái chế được hoàn toàn. Quan trọng là nó đã chỉ rõ được hành trình bền vững của một sản phẩm là như thế nào. Sẽ chẳng có một thương hiệu nào là hoàn hảo khi nói về vấn đề bền vững, vì thế mà sản phẩm thời trang bền vững và tiếp thị bền vững sẽ luôn luôn tồn tại những mâu thuẫn nhất định.
Lĩnh vực tiếp thị thường có xu hướng phóng đại, tuy nhiên, khi tiếp thị bền vững thì thông tin đưa ra cần phải khiêm nhường. Mọi hành vi phóng đại hay thổi phồng sự thật sẽ khiến cho thương hiệu bị đánh giá là greenwashing và chỉ quan tâm đến việc kinh doanh, thay vì đề cao yếu tố bền vững. Rất nhiều thương hiệu lạm dụng ngôn từ của bền vững và hoạt động xã hội, môi trường, hay tự đề cao về những đóng góp của mình khi theo đuổi tính bền vững của thời trang.
2. Xem lại cách thức tiếp thị cùng với người ảnh hưởng
Influencer marketing sẽ rất có lợi với thương hiệu thời trang, nếu như nó được áp dụng đúng. Leah Thomas – influencer ủng hộ bảo vệ môi trường mạnh mẽ trên social media với lượng người theo dõi 179k và từng làm việc tại phòng ban truyền thông và ngoại giao của thương hiệu Patagonia chia sẻ với tờ Vogue Business về việc mình vừa mới đây làm mẫu cho chiến dịch đầu tiên của thương hiệu Allbirds, cùng với những nhà hoạt động của tổ chức BIPOC (tổ chức hoạt động vì quyền lợi bình đẳng cho người da đen, tộc người thiểu số và da màu).
Thông qua việc hợp tác cùng thương hiệu, Thomas đã có thể gây quỹ cho hoạt động của tổ chức và thắt chặt mối quan hệ với những người đứng đầu các thương hiệu, nơi cô được trọng dụng để tư vấn cho các thương hiệu về việc phát triển bền vững, cũng như đề cao sự đa dạng và hòa nhập của thương hiệu với cộng đồng, văn hóa, xã hội.
3. Thông điệp đơn giản, có thể xác thực
Trong khi những tuyên bố có phần “đao to búa lớn” và định nghĩa mơ hồ của với khái niệm bền vững mà thương hiệu đang cam kết sẽ dễ dàng bị nhìn nhận là greenwashing, thì có một yếu tố khác mà thương hiệu nên nhận thức rõ là vốn hiểu biết của người dùng về khái niệm “bền vững” thực sự là như thế nào.
Tiếp thị thời trang bền vững nhất là giúp cho người tiêu dùng có thêm hiểu biết về tính bền vững của thời trang và những khía cạnh khác trong cuộc sống, hơn là chỉ xoay quanh sản phẩm của doanh nghiệp không thôi. Nhận thức của người tiêu dùng hiện tại là thương hiệu nào tiếp thị bền vững nhiều nhất sẽ là thương hiệu có nỗ lực và bền vững nhất, nhưng đây không hoàn toàn là sự thật.
Rất nhiều thương hiệu nhỏ, mới thành lập có định hướng đi theo tuyến tính là thời trang bền vững với hoạch định và cách thức vận hành rất hiệu quả, và đáp ứng được quy chuẩn của thời trang bền vững, chỉ là người tiêu dùng nên nhận thức được vấn đề này để đưa ra những quyết định đúng đắn và ủng hộ đúng đắn tới những doanh nghiệp đang góp công lớn trong việc thay đổi bộ mặt của ngành thời trang.
Nguồn: Vogue Business
Dịch bởi: Style-Republik
—
A WAY TO GREEN OFFICIAL là không gian nghiên cứu-sáng tạo, tập huấn, tài trợ và đồng hành cùng các tổ chức/dự án thúc đẩy phát triển bền vững ở Việt Nam.