June 19, 2024
Mặc dù đã tồn tại từ rất lâu, những hiểu biết về cộng đồng LGBT vẫn còn hạn chế. Sự thiếu hiểu biết này đã dẫn đến những định kiến “khắc nghiệt” về cộng đồng LGBT trong xã hội, tạo ra những rào cản trong việc tìm hiểu và nhận diện bản dạng giới cũng như xu hướng tính dục của con người.
Tuy nhiên, trong khoảng một thập kỷ trở lại đây, cộng đồng LGBT đã dần nhận được sự công nhận từ hầu hết các quốc gia trên thế giới, bao gồm cả Việt Nam. Nhân dịp tháng Tự hào này, chúng ta cùng nhìn lại hành trình đầy thách thức nhưng cũng rất đáng tự hào của cộng đồng LGBT trong việc tìm kiếm sự công nhận và chấp nhận.
Pride Month ra đời
Nguồn gốc của Pride Month hay Tháng tự hào xuất phát từ cuộc nổi dậy tại Stonewall Inn vào ngày 28 tháng 6 năm 1969 – một biến cố lịch sử quan trọng trong cuộc đấu tranh giải phóng đồng tính. Cuộc nổi dậy bùng nổ khủng khiếp khi cảnh sát đột kích vào một quán bar đồng tính tại Manhattan, New York, và lan truyền thành những cuộc biểu tình và bạo loạn kéo dài suốt nhiều ngày.
Trong năm tiếp theo đúng vào tháng 6, hàng ngàn người đã đổ ra đường phố của Manhattan để diễu hành. Đây được xem là cuộc diễu hành đồng tính đầu tiên trên thế giới. Từ đó Pride Month bắt đầu lan rộng ra nhiều quốc gia, trong suốt Tháng tự hào, khắp nơi trên thế giới, hàng loạt những hoạt động và sự kiện được tổ chức, tạo nên một không gian để ăn mừng và đầy cảm xúc dành cho cộng đồng LGBTQIA+
Sự cấm đoán
Dù sự đấu tranh mạnh mẽ là vậy nhưng trong 2 thập kỷ sau đó Mỹ ra hàng loạt quyết định gây cản trở hôn nhân đồng giới như năm 1972, tòa án tạm dừng, hoãn và ngưng nhận các trường hợp yêu cầu giấy đăng ký kết hôn đồng giới. Năm 1977, luật của bang Colorado được thông qua với quy định rằng, hôn nhân là một mối quan hệ xuất phát từ một người nam và một người nữ. Đến năm 1980, hơn một nửa số bang tại Mỹ thông qua với quy định, kết hôn phải được xuất phát từ hai thực thể khác giới. Và 1 thập kỷ sau đó 45/50 bang tại Mỹ đồng ý làm theo quy định cấm kết hôn đồng giới này. Điều này đã đặt ra câu hỏi về quyền kết hôn dân sự và lợi ích cho các cặp đồng giới. Với một lẽ tất nhiên thời bấy giờ, hầu hết các nước trên thế giới vẫn cho rằng đồng tính là một loại bệnh, tình yêu và hôn nhân phải xuất phát từ 1 nam và 1 nữ.
Kinh khủng hơn có đến khoảng 30 quốc gia châu Phi cấm quan hệ đồng tính, trong đó Mauritania, Somalia và Sudan áp dụng án tử hình nếu quan hệ đồng giới. Còn một số quốc gia ở khu vực Trung Đông cũng áp dụng án tử hình đối với người đồng tính luyến ái, bao gồm Saudi Arabia và Các Tiểu vương quốc Arab Thống nhất.
Châu Âu – nơi tiên phong hôn nhân đồng tính
Trải qua nhiều sự cấm đoán, nhưng cộng đồng LGBTQIA+ vẫn đang mỗi ngày tìm kím sự công nhận trong một thế giới từ đầu họ đã không được sự công nhận. Và rồi những trái ngọt đầu tiên đã xuất hiện, Vào ngày 1/10/1989, lần đầu tiên trên thế giới, một số cặp đôi đồng tính nam ở Đan Mạch đã tiến hành kết hôn dân sự.
Hà Lan lần đầu tiên cho phép hôn nhân đồng tính, trao nhiều quyền hơn cho người đồng tính vào tháng 4/2001.
Kể từ đó, 16 quốc gia châu Âu khác đã chấp nhận hôn nhân đồng tính gồm Áo, Bỉ, Anh, Đan Mạch, Phần Lan, Pháp, Đức, Iceland, Ireland, Luxembourg, Malta, Na Uy, Bồ Đào Nha, Tây Ban Nha, Thụy Điển và gần đây nhất là Thụy Sĩ.
Các quốc gia châu Âu khác chỉ cho phép các quan hệ đối tác dân sự yếu hơn đối với cộng đồng LGBT. Croatia, Cyprus, Cộng hòa Czech, Estonia, Hy Lạp, Hungaria, Italy và Slovenia đã từ chối công nhận hôn nhân đồng tính trong một cuộc trưng cầu dân ý vào năm 2015.
Sau đó, Chính phủ Cộng hòa Czech đã ủng hộ dự thảo luật trên, đưa nước này trở thành thành viên tiêp theo của Liên minh châu Âu hợp pháp hóa hôn nhân đồng giới
Ở Romania, một cuộc trưng cầu dân ý nhằm đưa lệnh cấm kết hôn đồng tính vào hiến pháp đã thất bại vào năm 2018 vì tỷ lệ cử tri đi bầu thấp.
Hành trình được công nhận bắt đầu có tiến triển
Năm 2005, Canada trở thành nước Châu Mỹ đầu tiên cho phép hôn nhân đồng giới.
Năm 2009, 32 bang của Mexico đã chấp nhận và cho phép hôn nhân đồng giới của nước này.
Năm 2015, tòa án tối cao Mỹ chính thức hợp pháp hóa hôn nhân đồng giới trên 36/50 ban ở Mỹ. Tuy nhiên hôn nhân đồng giới vẫn bị gặp rất nhiều rào cản trong vấn đề pháp lý, và mãi cho đến tận 4 năm sau, vào tháng 3 năm 2019, cuộc hôn nhân đồng giới đầu tiên tại Mỹ chính thức được công nhận.
1 năm sau đó, các 6 quốc gia Mỹ Latin cho phép hôn nhân đồng giới là Argentina, Brazil, Colombia, Ecuador, Uruguay và Costa Rica đã ký thành luật vào năm 2020.
Chile đã hợp pháp hóa các hôn nhân dân sự đồng tính vào năm 2015, và Quốc hội của nước này vào ngày 7/12/2021 đã chính thức thông qua dự luật hợp pháp hóa hôn nhân đồng tính đầy đủ.
Vào năm 2021, một dự thảo về bộ luật gia đình mới ở Cuba đã mở ra cánh cửa cho hôn nhân đồng giới, nhưng điều này sẽ được đưa vào một cuộc trưng cầu dân ý.
Còn đối với Châu Á?
Vào tháng 5/2019, Đài Loan (Trung Quốc) đã trở thành vùng lãnh thổ đầu tiên ở khu vực châu Á cho phép hôn nhân đồng tính.
Tại Nhật Bản, một tòa án ở miền Bắc Sapporo đã ra phán quyết vào năm 2021 rằng, việc nước này không công nhận hôn nhân đồng giới là vi hiến trong một phán quyết đầu tiên mang tính bước ngoặt về vấn đề này.
Australia (năm 2017) và New Zealand (năm 2013) là những nơi duy nhất trong khu vực châu Á – Thái Bình Dương rộng lớn hơn đã thông qua luật hôn nhân đồng tính.
Tại Trung Đông, nơi đồng tính bị đàn áp, Israel dẫn đầu về quyền của người đồng tính, công nhận hôn nhân đồng giới vốn bị cấm ở những nơi khác.
Ngày 18/6/2024 Thái Lan trở thành nước Đông Nam Á đầu tiên hợp pháp hôn nhân đồng giới, với những người ủng hộ gọi đây là “bước tiến lớn cho quyền LGBTQ+ tại Đông Nam Á nói chung và cả cộng đồng trên toàn thế giới nói riêng”.
Tại Việt Nam, dù chưa công nhận hôn nhân đồng giới nhưng là nước Đông Nam Á đầu tiên công nhận quyền lợi cộng đồng LGBT. Ngày ngày 24/11/2015, quyền chuyển đổi giới tính chính thức được hợp pháp hóa tại Việt Nam sau khi Bộ luật dân sự sửa đổi 2015 cho phép chuyển đổi giới tính và thay đổi nhân thân, hộ tịch sau chuyển đổi được Quốc hội thông qua.
Hành trình tìm kiếm sự công nhận vẫn tiếp tục giữ lửa và lan tỏa
Hành trình công khai giới tính, sống đúng với bản thân thật không dễ dàng, nhưng không thể phủ nhận giá trị mà cộng đồng LGBTQ+ đang mang lại và là cộng đồng không thể thiếu của xã hội trong thời đại ngày nay với những đóng góp giá trị cho đất nước trên nhiều phương diện. Theo một nghiên cứu của World Bank năm 2023, cộng đồng LGBT trên toàn cầu có tổng GDP là 4.600 tỉ USD.
Ở Việt Nam, cộng đồng LGBT là lực lượng lao động quan trọng khi chiếm khoảng 9-11% dân số, tương đương 10 triệu người, theo khảo sát của Trung tâm Nghiên cứu Kinh tế và Chiến lược Việt Nam (VESS) và iSEE. Cộng đồng LGBT cũng là lực lượng tích cực tham gia các hoạt động xã hội, từ thiện, giúp đỡ những người có hoàn cảnh khó khăn. Việc hợp pháp hóa hôn nhân cùng giới có thể mang lại cho Việt Nam từ 1,65-4,36% gia tăng trong GDP mỗi năm do kết quả của việc tăng năng suất lao động và tạo ra môi trường làm việc hòa nhập hơn, dẫn kết quả khảo sát của VESS và iSEE.
Tính đến năm 2024, hôn nhân cùng giới đã được hợp pháp hóa và công nhận ở 38 quốc gia với tổng dân số hơn 1.4 tỷ người (17% dân số thế giới) và sẽ tiếp tục tăng trưởng trong thời gian tới.
Nguồn tham khảo: VTV, nhịp cầu đầu tư
—
A WAY TO GREEN OFFICIAL là không gian nghiên cứu-sáng tạo, tập huấn, tài trợ và đồng hành cùng các tổ chức/dự án thúc đẩy phát triển bền vững ở Việt Nam.