5 TIPS ĐỂ TỦ QUẦN ÁO TRỞ NÊN BỀN VỮNG HƠN

May 28, 2024

Liệu bền vững chỉ nên dừng lại là một xu thế mang tính nhất thời, hay loài người cần xem xét nó như một phong cách sống để làm nên giá trị cốt lõi của thời đại hội nhập và tân tiến, khi mà con người dần bị thay thế bởi rác thải?

Một thực tế đáng lo ngại rằng, mỗi năm có hơn 100 tỷ món quần áo được sản xuất trên toàn cầu, trong đó, có đến 92 triệu tấn chất thải cùng sự tiêu hao của 93 tỷ m3 nước do ngành công nghiệp dệt may tạo ra. Không thua kém những ngành công nghiệp nặng dẫn đầu thế giới, ngành thời trang với 10% tổng lượng khí thải CO2 đang gây sức ép nặng nề lên môi trường, sức khỏe con người và thị trường lao động bền vững bởi vô số những tác động tiêu cực mà nó gây nên. Hầu hết, rác thải thời trang được xử lý một cách thô sơ với 90% trong số chúng được mang đi đốt, chỉ có 10% được mang đi tái chế, nhưng việc tái chế có đúng với ý nghĩa của nó hay không thì còn phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố khác.

Có rất nhiều cách để “sống xanh” đúng nghĩa, bắt đầu từ thời trang, không nhất thiết bạn phải sở hữu một đôi tay khéo léo, một bộ óc thẩm mỹ tinh tế để biến hóa những bộ quần áo cũ thành mới, bởi ta hoàn toàn có thể tự thiết kế cho bản thân một tủ quần áo bền vững. Cuối cùng thì, để trở thành một tín đồ thời trang xanh cũng không hề khó như ta thường nghĩ.

Tủ đồ cũ – Xu hướng mới

Thời trang luôn là vòng lặp không giới hạn của sự sáng tạo, những thiết kế hoài cổ từ nhiều thập kỷ trước nhanh chóng trở thành “mốt mới” của thời đại và những phong cách đã từng sến sẩm, những nhà mốt lỗi thời trở lại như một hiện tượng độc lạ, hợp thời chỉ vài năm sau đó. “Chẳng có mùa nào với tôi là “mùa dọn dẹp tủ quần áo” kể từ khi tôi ngừng tích cực mua sắm ba năm trước. Tôi thậm chí vẫn mặc một số món đồ có nguồn gốc từ năm lớp năm” – Nhà thiết kế Konanliz Zhu chia sẻ. Một diện mạo mới không đồng nghĩa với việc sở hữu một trăm món đồ mới không đụng hàng. Đặc biệt với phái nữ, những người chỉ “mặc một lần là cũ”, vài bộ quần áo đã xuất hiện trên mạng xã hội sẽ không bao giờ được lặp lại và nhanh chóng được thay thế bằng những bộ mới toanh, hợp mốt khác. Vậy thay vì lấp đầy tủ quần áo vốn cũ bằng hàng tá món đồ mới chỉ được diện một lần, bạn hoàn toàn có thể tạo nên một xu hướng mới… từ tủ đồ cũ, với nhiều món hay ho mà ta chưa kịp nhìn thoáng qua hay để ý đến.

Zhu, một NTK với tình yêu những giá trị bền vững, nét cổ kính của hoài niệm và quá khứ khoác lên mình một diện mạo của “mẹ”. Từ chiếc áo khoác đen mà mẹ cô đã sử dụng cách đây hơn 20 năm mang đậm sắc màu truyền thống Trung Quốc, đến chiếc váy phồng bánh bèo của các tiểu thư thế kỷ trước và một chiếc túi xách qua quá trình upcycling từ một cái váy nhàm chán, tất cả ăn nhập với nhau một cách không hẹn trước, mang theo nét độc đáo, thú vị giữa quá khứ và hiện tại, một chút sến và ngầu được thai nghén từ một bộ óc sáng tạo. Những xu hướng theo thời gian sẽ liên tục tìm lại vị thế của nó trong thị trường thời trang, như phong cách Y2K hay vintage, chúng sẽ không bao giờ chết, chỉ là chúng cần một chút thời gian để “ngủ đông”. Hay với Qaisara Binte Mohamad Noor, một bà chủ cửa tiệm đồ secondhand trực tuyến, lựa chọn kết hợp áo truyền thống với quần và váy hiện đại hay kết hợp áo màu khác nhau với váy nhiều màu để trở nên đa dạng hơn trong cách tạo kiểu cho quần áo mà không phải mua mới quá nhiều.

Vì vậy, thay vì lấp đầy tủ đồ bằng những trang phục chắc chắn sẽ lỗi mốt, và trở thành xu hướng mới trong vài thập kỷ sau, hãy cho bản thân được sống trong những mộng tưởng cùng sức sáng tạo vượt ra khỏi biên giới để ghi danh bản thân cho những xu hướng mới.           

Quyên góp “đúng”

“Cũ người mới ta”, một định lý muôn thuở của các khái niệm đồ secondhand, đồ thanh lý hay các sản phẩm quyên góp, thứ luôn được cho là mang tính bền vững cao. Thế nhưng, liệu quyên góp có thực sự bền vững? Không hẳn tất cả mọi đồ bỏ đi đều sẽ được quyên góp. Hay thậm chí, một số người sử dụng tiền quyên góp như một cái cớ để mua sắm nhiều hơn, vô tư phúng phí trang phục cùng một kiểu dáng chỉ để thỏa mãn niềm vui nhất thời hay theo quy chuẩn tự đặt ra của xu hướng.

Quyên góp “đúng” khó hơn nhiều so với chúng ta nghĩ. Điều quan trọng trong việc tiết kiệm và mua những thứ bạn cần hoặc đánh giá cao về nó là nhận thức về bản thân mình, hiểu được sức hấp dẫn của việc tạo ra một đồ vật, tức là mua những thứ kết nối bạn với thế giới. Quyên góp sẽ ý nghĩa hơn nếu nó được trao đi múc mục đích, nếu nó là một câu chuyện truyền cảm hứng đích thực.

Mua cũ – Mặc mới

Có vô số cách để tiết kiệm những món đồ đã mua hay giảm thiểu rác thải quần áo. “Mua cũ – Mặc mới”, cứ xem như đây là việc đi mua sắm, bạn cũng phải mất hàng giờ để lựa chọn những trang phục hợp gu thẩm mỹ nhất, chỉ khác rằng chúng đa qua sử dụng, hoặc thậm chí chỉ vừa với mua về và chưa cắt tag. Lumin Hew, CEO của Lums and Friends bày tỏ “Lựa chọn đầu tiên của tôi luôn là mua thứ gì đó đã qua sử dụng hoặc đã được đổi chỗ – những cô gái có ngân sách eo hẹp của tôi sẽ thích nghe điều này, nhưng nó lại có giá cả phải chăng hơn nhiều”. Một bữa ăn ngon nhưng lại chẳng cần chi trả quá nhiều chi phí, những người mặc có nhiều cơ hội để “rủng rỉnh túi tiền hơn” nhưng vẫn sở hữu được những món đồ đẹp như mới.

Yêu quần áo

“Yêu quần áo của bạn. vì quần áo yêu thích sẽ bền hơn.” – Hew chia sẻ. Trong bất kỳ tình huống nào, tình yêu chân chính cũng đều tô hồng hóa vạn vật. Khi bạn chăm sóc và nâng niu quần áo của mình như người yêu, trân trọng những bản chất của chúng, khi thăng hoa sự cộng hưởng giữa nghệ thuật, lao động, tình yêu và sự quan tâm – quần áo sẽ chẳng bao giờ là thứ dùng một lần. Nếu mua mới, hãy chắc chắn rằng chúng không phải là những món đồ “qua đường” hay chỉ mang tính chất “mì ăn liền”. Chọn những món đồ có chất lượng cao hơn cũng có nghĩa là chúng sẽ bền hơn. Khi bắt đầu đầu tư nhiều hơn vào quần áo chất lượng cao, điều đó sẽ tự động khiến bạn có ý thức hơn trong việc chăm sóc nó. Và có lẽ, những câu như “Chẳng có gì để mặc cả” sẽ không còn khiến ta đau đầu.

Thay đổi phụ kiện

Trang phục của bạn sẽ trở nên hoàn toàn mới lạ nếu nó được điểm xuyết thêm chút phụ kiện tinh tế, hoặc thậm chí là độc bản. Việc sở hữu các phụ kiện thậm chí còn khơi nguồn cảm hứng “dress up” ở mỗi cá nhân. Thế nhưng, điều đó không đồng nghĩa với việc mua mới và thải bỏ chúng một cách lãng phí. Từ những bộ quần áo cũ và những chi tiết được đính trên áo quần, các tín đồ thời trang kể cả bậc thầy hay nghiệp dư cũng có thể sáng tạo nên các thiết kế của riêng mình. Jodie Teresa Monteiro, nhà đồng sáng lập Ferticlay – doanh nghiệp khởi nghiệp từ vật liệu đất sét làm từ chất thải cho ngành thiết kế và xây dựng chia sẻ “ Nếu tôi cảm thấy muốn mua thứ gì đó độc đáo hơn, tôi sẽ cố gắng hết sức để mặc nó cho bất kỳ dịp đặc biệt nào và chỉ thay đổi diện mạo bằng cách sử dụng phụ kiện”.

Nguồn: Female

A WAY TO GREEN OFFICIAL là không gian nghiên cứu-sáng tạo, tập huấn, tài trợ và đồng hành cùng các tổ chức/dự án thúc đẩy phát triển bền vững ở Việt Nam.