Những đổi mới của Unilever trong bao bì bền vững

July 11, 2024

Unilever đang thực hiện những hành động bền vững bằng cách sử dụng công nghệ sinh học để tạo ra các công thức thân thiện với môi trường, giảm lượng khí thải carbon và tạo ra các giải pháp mới có thể phân hủy sinh học.

Các sản phẩm của Unilever được sử dụng bởi hơn 3,4 tỷ người mỗi ngày, dẫn đến hàng triệu tấn CO₂ thải ra qua chuỗi cung ứng của mình. Trong những năm gần đây, công ty đã cam kết những mục tiêu ESG (Environmental, Social & (Corporate) Governance) vừa tham vọng vừa thực tế, nhưng tất cả các sản phẩm sản xuất ra đều có tác động đến môi trường.

Hein Schumacher, Giám đốc điều hành Unilever

CEO của Unilever, ông Hein Schumacher, cho biết công ty đã đạt đến một giai đoạn hành động mới – thay vì lập kế hoạch cho tương lai, công ty phải bắt đầu tăng tốc thực hiện các mục tiêu này. Ông nói rằng tính bền vững là “điều mà thế giới, nhà đầu tư đến người tiêu dùng đang mong đợi”. Một lần nữa, Unilever quyết tâm trở thành người tiên phong. “Chúng tôi đã học và rút được kinh nghiệm rằng chúng tôi cần tập trung hơn trong việc phân bổ nguồn lực để đạt được tiến bộ cụ thể đối với những thách thức lớn và phức tạp của môi trường mà chúng tôi đang đối mặt.” Ông chia sẻ thêm.

Bao bì bền vững của Unilever

Việc giảm sử dụng các vật liệu nguyên sinh, đặc biệt là nhựa, không chỉ làm giảm ô nhiễm nhựa mà còn giảm lượng khí CO₂ thải ra từ vận chuyển và sản xuất. Sáng kiến TRANSFORM của Unilever hỗ trợ hàng loạt các công ty ở châu Phi và châu Á thử nghiệm và mở rộng các công nghệ đóng gói mới, đặc biệt tập trung vào các loại hộp đựng có thể tái nạp.

Chai có thể bơm lại cho các sản phẩm tắm từ thử nghiệm của Unilever tại Vương quốc Anh

Các hộp đựng tái nạp tạo ra tiềm năng cho bao bì không rác thải trên toàn bộ các sản phẩm của Unilever. Có nhiều giải pháp đóng gói tái nạp khác nhau, mỗi loại đều có ưu và nhược điểm riêng. Các giải pháp công nghệ cao đảm bảo chất lượng sản phẩm, nhưng lại tốn kém và có thể phức tạp để triển khai.

Các giải pháp công nghệ thấp dễ dàng giả mạo và bành trướng, nhưng không phải lúc nào cũng được phép theo quy định địa phương và làm cho sản phẩm dễ bị can thiệp. Mặc dù nhiều người tiêu dùng ưa chuộng các lựa chọn thân thiện với môi trường hơn, nhưng lo ngại về việc giả mạo, hàng giả, hàng nhái có thể khiến họ ngần ngại sử dụng các trạm tái nạp, đặc biệt là đối với các sản phẩm thực phẩm và chăm sóc sức khỏe.

Trạm nạp lại cho các sản phẩm của Unilever

Sử dụng nguyên liệu thô

Gần 60% lượng khí nhà kính của Unilever đến từ các thành phần và nguyên liệu thô. Unilever hiện đang hợp tác với đối tác Econic Technologies, công ty đang khám phá cách thu giữ CO₂ và tạo ra carbon có thể sử dụng cho cả bao bì sản phẩm và các thành phần. Việc thu giữ carbon không chỉ loại bỏ CO₂ khỏi khí quyển, mà còn cho phép tạo ra nguyên liệu thô mới mà không cần sử dụng nhiên liệu hóa thạch.

Các phòng thí nghiệm Unilever

Martin Crossman, Trưởng nền tảng Khoa học & Công nghệ Unilever, cho biết: “Với chương trình này, chúng tôi không cố tìm cách ép CO₂ vào một quy trình dựa trên hóa dầu hiện có. Chúng tôi đang phát triển một hóa học hoàn toàn mới, sử dụng CO₂ theo cách khác để đạt được một vật liệu cuối khác với các tính năng khác biệt.” Các sản phẩm chăm sóc nhà cửa sử dụng polyurethane với quy trình thu giữ CO₂ mới của Unilever trong thành phần của chúng sẽ được bày bán vào cuối năm nay.

Các thành phần được sử dụng bởi Unilever

Bao bì thường được làm từ nhựa vì tính linh hoạt và khả năng bảo vệ sản phẩm khỏi hư hỏng. Tuy nhiên, hầu hết các loại nhựa đều được sản xuất từ hóa chất dầu mỏ, vì vậy các lựa chọn thay thế như giấy hoặc bìa cứng có thể là lựa chọn bền vững hơn.

Bao bì không nhựa được sản xuất bởi Unilever

Không chỉ dừng lại ở bao bì, bản thân các sản phẩm cũng thường chứa các thành phần có nguồn gốc từ hóa chất dầu mỏ. Chất hoạt động tẩy rửa là một ví dụ, chúng có khả năng phân hủy dầu, mỡ và các vết bẩn khác, vì vậy chúng được sử dụng trong đủ loại sản phẩm làm sạch, từ nước rửa chén đến bột giặt. Những hóa chất này thường được sản xuất từ nhiên liệu hóa thạch, là tài nguyên không tái tạo. Do đó, việc tìm kiếm các giải pháp thay thế bền vững là điều cực kỳ quan trọng trong quá trình nghiên cứu của Unilever.

Khi máy giặt hoàn tất chu trình giặt, bột giặt thải ra theo ống thoát nước và phân hủy, phát ra khí nhà kính (GHG) vào khí quyển. Các sản phẩm phân hủy từ các sản phẩm làm sạch này chiếm 20% lượng khí thải nhà kính từ ngành chăm sóc nhà cửa của Unilever, vì vậy, việc sử dụng các thành phần bền vững có thể là chìa khóa cho sự giảm thiểu đáng kể.

Rebecca Marmot, Giám đốc Bền vững của Unilever, chia sẻ: “Chúng tôi cam kết đạt được mục tiêu phát thải ròng bằng 0, điều này có nghĩa là chúng tôi phải tiếp tục giải quyết lượng khí thải trong phạm vi của mình. Để làm được điều này, chúng tôi cần chuỗi cung ứng của mình tăng tốc chuyển đổi sang các thành phần có nguồn gốc từ nguyên liệu tái tạo.” 

Rebecca Marmot, Giám đốc Bền vững của Unilever

Những thành công bền vững của Unilever

Unilever đã ghi dấu ấn với những thành công đáng kể khi hợp tác cùng Evonik, tận dụng quy trình tự nhiên để tạo ra Rhamnolipids, một chất hoạt động bề mặt có thể phân hủy sinh học.

Nước rửa chén phân hủy sinh học Quix được làm bằng Rhamnolipid

Rhamnolipids được sản xuất tự nhiên bởi một số vi sinh vật, nhưng trước đây không thể sản xuất với quy mô lớn cho đến khi những tiến bộ trong công nghệ sinh học cho phép điều này. Các phát triển trong công nghệ sinh học đã giúp chúng ta tái tạo các quy trình tự nhiên trên quy mô lớn hơn, bằng cách nuôi vi khuẩn với đường tinh chế hoặc chất thải thực phẩm, từ đó tạo ra các giải pháp bền vững hơn cho tương lai.

——

A WAY TO GREEN OFFICIAL là không gian nghiên cứu-sáng tạo, tập huấn, tài trợ và đồng hành cùng các tổ chức/dự án thúc đẩy phát triển bền vững ở Việt Nam.