December 31, 2024
Trong thời đại thời trang nhanh ngập tràn, mua sắm đồ cũ (2hand/ secondhand) đã nổi lên như một giải pháp cứu rỗi, biến hành vi từng bị kỳ thị là “mua đồ nghèo” hay “đồ bẩn” trở thành một hiện tượng văn hóa. Với 52% người tiêu dùng mua sắm đồ secondhand và thị trường bán lại toàn cầu dự kiến đạt 350 tỷ USD vào năm 2028, mua sắm đồ cũ dường như là lựa chọn bền vững hơn so với việc chạy theo các thương hiệu thời trang nhanh.
Tuy nhiên trong những thời gian gần đây, thị trường mua sắm đồ cũ đang dần được tái định hình lại ngành này và những núi rác được ngụy trang dưới hình thức quần áo nhập khẩu, sự bùng nổ của mua sắm đồ cũ đã bộc lộ những vấn đề sâu xa hơn trong vòng xoáy của sản xuất và tiêu thụ quá mức. Điều này khiến nhiều người tiêu dùng băn khoăn: “Làm thế nào để quyên góp quần áo một cách có đạo đức?”
THỰC TRẠNG CỦA MUA SẮM ĐỒ CŨ
Mua sắm đồ cũ không còn như trước đây khi các cửa hàng bán lại truyền thống đang dần chuyển mình để thu hút giới thượng lưu, tiếp cận các đối tượng có khả chi trả nhiều hơn bằng cách đẩy giá cao hơn khi người bán kiếm lời từ việc “lật kèo” tại các cửa hàng đồ cũ.
Thêm vào đó, chương trình bán lại của các thương hiệu lớn tăng trưởng 31% so với năm trước, với hàng loạt nhãn hàng như H&M, J.Crew, Gucci và Alexander McQueen tham gia xu hướng này. Nhưng hệ quả là giá cả tăng cao khiến những cộng đồng đam mê quần áo secondhand giảm khả năng tiếp cận những sản phẩm mà họ thích.
VƯỢT QUA LĂNG KÍNH TIÊU THỤ
Văn hóa tiêu dùng đồ cũ cũng không thoát khỏi vòng xoáy tiêu thụ quá mức, từ các video haul trên tiktok đến tâm lý săn đồ hời, mua sắp đồ cũ cho ta thấy tái hiện những hành vi mua sắm bốc đồng giống như thời trang nhanh.
Người Mỹ trung bình thải bỏ 37 kg quần áo mỗi năm, trong đó người có thu nhập cao tạo ra 76% lượng rác dệt may nhiều hơn. Dù nhiều người nghĩ rằng việc quyên góp sẽ giúp quần áo tìm được “ngôi nhà mới,” thực tế lại phức tạp hơn nhiều.
Các trung tâm quyên góp ngập trong quần áo, chỉ một phần nhỏ được bày bán, còn lại bị chuyển đến các nước phương Nam. Riêng Kenya năm 2021 đã nhận 900 triệu món đồ cũ – tương đương 17 món/người dân – nhưng gần một nửa trong số đó là rác thải, gây ra khủng hoảng môi trường và sức khỏe.
Hướng đi bền vững vượt xa mua sắm đồ cũ
Chúng ta không thể mua sắm để đạt được sự bền vững, kể cả tại các cửa hàng đồ cũ. Vậy ngoài mua sắm đồ cũ ra, chúng ta còn có thể làm gì?
1. Chăm sóc quần áo kỹ hơn
Việc giặt giũ không đúng cách khiến quần áo nhanh hỏng. Hãy giặt ít hơn, ở nhiệt độ thấp, sử dụng chất tẩy nhẹ và phơi khô tự nhiên. Bảo quản đúng cách – dùng móc tốt, gấp áo len cẩn thận – có thể kéo dài gấp đôi hoặc gấp ba tuổi thọ của quần áo.
2. Sửa chữa và tái tạo
Biến việc sửa quần áo thành một phần trong phong cách sống. Học những kỹ năng khâu vá cơ bản để tự xử lý nút áo lỏng hay đường chỉ đứt. Với các vấn đề phức tạp hơn, tìm đến thợ sửa chuyên nghiệp sẽ tiết kiệm hơn so với mua mới.
3. Phối lại sáng tạo
Tủ đồ của bạn có thể chứa nhiều tiềm năng hơn bạn nghĩ. Thử phối một chiếc váy mùa hè với áo dài tay vào mùa thu, hoặc thêm thắt lưng để biến áo sơ mi oversized thành trang phục hoàn toàn mới.
4. Xây dựng tủ đồ tối giản
Thay vì chạy theo xu hướng, tập trung vào những món đồ chất lượng, đa năng và phản ánh phong cách cá nhân. Tính toán chi phí trên mỗi lần mặc (cost-per-wear) để đầu tư hợp lý hơn.
5. Hỗ trợ thay đổi hệ thống
Ngoài hành động cá nhân, chúng ta cần thúc đẩy thay đổi từ gốc rễ. Hãy ủng hộ các thương hiệu minh bạch, tham gia cộng đồng tái chế và sử dụng sức mạnh tiêu dùng để kêu gọi cải cách chính sách.
Tương lai của thời trang bền vững không nằm ở việc mua sắm – kể cả đồ secondhand – mà ở chỗ chúng ta xây dựng mối quan hệ sâu sắc hơn, lâu dài hơn với những gì mình mặc.
—
A WAY TO GREEN OFFICIAL là không gian nghiên cứu-sáng tạo, tập huấn, tài trợ và đồng hành cùng các tổ chức/dự án thúc đẩy phát triển bền vững ở Việt Nam.