NHÌN LẠI OLYMPIC PARIS 2024 CÁI GIÁ PHẢI TRẢ CHO THẾ VẬN HỘI XANH NHẤT LỊCH SỬ

August 13, 2024

NHÌN LẠI OLYMPIC PARIS 2024 CÁI GIÁ PHẢI TRẢ CHO THẾ VẬN HỘI XANH NHẤT LỊCH SỬ

Sau ba tuần thi đấu sôi nổi tại Paris, nơi diễn ra lễ hội thể thao lớn nhất hành tinh với sự góp mặt của nhiều quốc gia trên khắp thế giới, Olympic Paris 2024 đã chính thức khép lại vào rạng sáng ngày 12/8 theo giờ Việt Nam. Buổi lễ bế mạc được tổ chức trang trọng tại sân vận động Stade de France, nằm ngay giữa lòng Thủ đô Paris, Pháp. Được mệnh danh là kỳ Thế vận hội “xanh” nhất trong lịch sử, Olympic Paris 2024 đã ghi dấu ấn khi giảm một nửa lượng khí thải carbon so với mức trung bình của Olympic London 2012 và Olympic Rio 2016. Tuy nhiên, đằng sau những nỗ lực bền vững đó là không ít tranh cãi. Hãy cùng A Way To Green nhìn lại những điều gây tranh cãi mà Olympic Paris 2024 để lại.

LỄ KHAI MẠC GÂY TRANH CÃI BẬT NHẤT LỊCH SỬ

Trong suốt thời gian tuần đầu tiên Thế vận hội Olympic diễn ra, khi tìm kiếm vào từ khóa “Thế Vận Hội Paris 2024” hay “Olympic Paris 2024” thì những tin tức áp đảo trên các trang mạng không phải là những thành tích về thể thao, không phải những kỷ lục bị phá, càng không phải chân dung những vận động viên, mà những tựa đề về việc đàm tếu trong lễ khai mạc. Khi được cho là mang những yếu tố “xúc phạm tôn giáo” và “vượt giới hạn đạo đức” cho tới các khâu tổ chức thiếu chuyên nghiệp, khiến những những khán giả coi mà “khó chịu vô cùng”, từ các tiết mục của các nghệ sỹ nam hóa trang thành nữ (Drag Queen) diện những trang phục thiếu vải, tạo dáng gợi cảm đến ba vũ công mặc trang phục sặc sỡ, hôn và ôm nhau tạo ra những hành động phản cảm trước công chúng. 

Bên cạnh đó những tạo hình của phần trình diễn cuối cùng làm chúng ta gợi nhớ đến bức tranh “Bữa tiệc cuối cùng” của danh họa Leonardo da Vinci, một tác phẩm được các tín đồ Thiên Chúa giáo tôn sùng trong nhiều thế kỷ. Cho nên chính màng khai mạc này đã gây phẩn nộ cho toàn giáo dân Thiên Chúa trên toàn thế giới. Nhiều tổ chức tôn giáo khắp nơi trên thế giới đã lên án khoảnh khắc này, hội đồng giám mục Pháp tuyên bố rằng “đây là sự chế giễu, khiến người theo đạo bị tổn thương”. 

Phần trình diễn tranh cãi gợi nhớ đến bức tranh “Bữa tiệc cuối cùng” của danh họa Leonardo da Vinci. Nguồn: VNExpress

Chỉ sau một đêm khai mạc tai tiếng, Olympic Paris 2024 không chỉ nhận lại sử ghẻ lạnh từ người dân trên khắp thế giới mà các nhà tài trợ cũng lần lượt bỏ chạy sau bê bối về tôn giáo mà lễ khai mạc đem lại.

Thậm chí ủy ban Olympic Quốc tế (IOC) đã phải lên tiếng xin lỗi công khai trước truyền thông. Họ cho biết “Chúng tôi không có ý thiếu tôn trọng bất kỳ tôn giáo nào” và phủ nhận lễ khai mạc lấy cảm hứng từ bức tranh “Bữa tiệc cuối cùng”. 

THIẾU TÔN TRỌNG QUỐC GIA THAM DỰ

Đây có thể là những sự cố khó đỡ nhất khi đụng chạm đến lòng tự hòa, tự tôn dân tộc của các Quốc gia tham dự. Những yếu tố đáng lẽ được tôn trọng và tôn vinh trong một kỳ thế vận hội .

Mở đầu sự việc khi đoàn thể thao Hàn Quốc đi dọc theo sông trong lễ diễu hành khai mạc, thì ban tổ chức lại giới thiệu đây là đoàn thể thao Triều Tiên, một sai lầm có thể coi là ngớ ngẩn. Nhiều cộng đồng suy đoán đây có thể là một thuyết âm mưu của Pháp muốn trả đũa Hàn Quốc, vì trong thế vận hội 2018 nước chủ nhà Hàn Quốc đã chiếu Quốc kỳ đoàn thể thao Pháp thành Quốc kỳ đoàn thể thao Nga. Một sự trùng hợp thật khó tin. 

Đội tuyển Hàn Quốc trong buổi khai mạc. Nguồn: VNExpress

Trong trận đấu bóng rổ nam giữa Nam Sudan và Puerto Rico, phần chào cờ và cử hành Quốc ca, ban tổ chức đã phát nhầm Quốc Ca của nước láng giềng Sudan thay vì Nam Sudan. Đáng buồn thay khi đây là lần đầu tiên Quốc gia này tham gia Olympic.

Đội tuyển Nam Sudan

Khi đến bán kết nội dung 100m bơi nữ, ban tổ chức lại tiếp tục mắc sai lần nghiêm trọng khi vận động viên Argentina bước ra thì lại được giới thiệu Quốc kỳ của Trung Quốc. Nữ vận động viên sau đó đã nhanh chóng lấy lại bình tĩnh để bước tiếp nhưng với nụ cười thất vọng. Sau đó hình ảnh đã lan truyền trên khắp các mặt báo tại Argentina khiến người dân tại Quốc gia này tức giận khi cho rằng đây là việc trả đũa về sự việc cầu thủ Enzo Fesnades 15/7 vừa qua khi ngôi sao của đội bóng Chelsea hát mỉa mai các cầu thủ Pháp sau chức vô địch Copa America 2024. 

Ban tổ chức phát sóng nhầm Quốc kỳ đội tuyển Argentina

SÔNG SEINE – ĐỊA ĐIỂM THI ĐẤU TRANH CÃI NHẤT

Nguồn: VNExpress

Tranh cãi xuất hiện trước khi Olympic diễn ra khi nhiều người vẫn đặt dấu hỏi nghi vấn về chất lượng nước của dòng sông, nơi diễn ra khai mạc, tổ chức thi bơi của triathlon và bơi marathon 20km.

Trước đó, chính phủ Pháp đã công bố chi hơn 1,4 tỷ euro (1,2 tỷ bảng Anh) để cải thiện chất lượng nước nhằm làm sạch con sông phục vụ cho thế vận hội. Bộ trưởng Pháp tiên phong bởi thử nghiệm tại sông để chứng minh và đảm bảo chất lượng nguồn nước. Nhưng vì thời tiết mưa lớn kéo dài tại Pháp đã khiến chất lượng nước bị suy giảm, các vận động viên không thể tập luyện, thậm chí nội dung triathlon cá nhân nam cũng buộc phải bị hoãn.

Tuy nhiên, hậu quả cuộc đua đã để lại nhiều lo ngại khi một vận động viên nôn ói ngay sau khi cán đích, và một số khác phải nhập viện với chẩn đoán nhiễm khuẩn E.coli. Đặc biệt, vận động viên Claire Michel của Bỉ đã phải điều trị khẩn cấp do nhiễm khuẩn đường ruột, còn Hayden Wilde từ New Zealand, dù giành được Huy chương Bạc, cũng buộc phải bỏ lỡ phần còn lại của Thế vận hội vì cùng lý do. Quyết định của nước chủ nhà Pháp khi tổ chức môn Triathlon ở sông Seine đã dấy lên nhiều nghi vấn: Liệu ban tổ chức Olympic đã đánh đổi sức khỏe của các vận động viên để đạt được mục tiêu của mình?

NỖ LỰC GIẢM CARBON ĐỘC TÀI

Ẩm thực nước Pháp được rất nhiều người mong chờ khi được coi là quốc gia có ẩm thực đa dạng và hấp dẫn bật nhất Châu Âu. Ấy thế mà ẩm thực tại Olympic Paris 2024 nhanh chóng biến thành cơn ác mộng đối với các vận động viên. Nhiều đoàn thể thao phải kêu trời vì thức ăn như thảm họa khác với lời hứa từ ban tổ chức ban đầu sẽ mang đến ẩm thực chuẩn sao Michelin. Tại làng Olympic, nơi sinh hoạt của các vận động viên, thức ăn luôn trong tình trạng khan hiếp, ban đầu xuất ăn được công bố qua báo chí có đến 40.000 xuất ăn mỗi ngày trong khi nhà ăn chỉ có khoảng 3000 chỗ ngồi gây ra tình trạng xếp hàng dài trong mỗi bữa ăn. Đoàn thể thao Anh đã từ chối các khẩu phần ăn lại làng Olympic và đưa các đầu bếp tại Anh sang Pháp nhằm đảm bảo dinh dưỡng và tiết kiệm thời gian cho các vận động viên.

Lý giải cho thực trạng phải bắt các vận động viên ăn uống một cách “Healthy” như vậy thì ban tổ chức đã nói rằng họ muốn giảm lượng khí thải, 25% nguyên liệu phải có nguồn gốc từ Paris, 20% thành phần phải có chứng nhận hữu cơ, nghĩa là tất cả thịt sữa và trứng đều phải đến từ Pháp và 75% các món ăn được cung cấp tại thế vận hội sẽ là đồ CHAY. Điều này đã tiếp tục dấy lên luồng tranh cãi về việc ban tổ chức không đảm bảo được sức khỏe cho vận động viên thông qua việc cung cấp thực phẩm. Với áp lực thi đấu và cường độ tập luyện liên tục, những thực phẩm và vận động viên nhận lại thật quá thiếu dinh dưỡng. 

Chưa hết, với lý do bảo về môi trường, thay vì lắp đặt điều hòa để giữ cho nơi ở thoải mái thì ban tổ chức năm nay lại sử dụng hệ thống địa nhiệt (dẫn nước mát dưới sàn nhà). Ban tổ chức đảm bảo rằng với kỹ thuật này sẽ giúp nhiệt độ trong nhà thấp hơn ngoài trời khoảng 11*C. Nhưng thật tế thì lại khác xa với những gì họ đã hứa, với các thời tiết mùa hè đổ lửa của Châu Âu, nhiều đoàn thể thao như Mỹ, Canada, Úc, Nhật Bản và một số quốc gia phát triển khác đã phải thuê điều hòa di động từ nước chủ nhà cho các vận động viên bởi nơi sinh hoạt quá nóng bức. Điều này tiếp tục đặt dấu hỏi về công bằng trong thi đấu khi một số quốc gia khác không đủ điều kiện cung cấp điều hòa. Giảm khí thải vẫn chưa thấy đâu nhưng đã thấy hàng trăm chuyến vận chuyển điều hòa đến Pháp trong hè này. Không chỉ làng vận động viên không được trang bị điều hòa, mà đến xe đến xe đưa đón vận động viên cũng không được trang bị. Một số đội tuyển như đội tuyển Hàn Quốc cũng buộc phải thuê khách sạn ngoài làng để có thể sống trong điều hòa và di chuyển thoải mái nhất, họ không muốn phải di chuyển một quảng đường xa trong chiếc xe buýt vô cùng nóng nực. 

Hình ảnh Kình ngư Italy Thomas Ceccon ngủ tại công viên, còn gây chú ý nhiều hơn cả việc anh vừa giành huy chương vàng 100m bơi ngửa nam. Hình ảnh do vận động viên chèo thuyền Arab Saudi Husein Alireza chụp lại đã nhanh chóng lan truyền. Sau đó, Ceccon giải thích rằng anh bị khó ngủ do làng vận động viên không có điều hoà, trong khi trời nóng và đồ ăn thì không hợp khẩu vị. 

Pháp đã đầu tư 9,7 tỷ đô la với kỳ vọng mang đến một kỳ Thế vận hội thành công và bền vững nhất trong lịch sử. Tuy nhiên, những nỗ lực này dường như đang đi ngược lại với các giá trị cốt lõi của Olympic. Lá cờ Olympic tượng trưng cho Bình Đẳng, Thống Nhất, Hợp Tác và Hòa Bình, nhưng những hành động của nước chủ nhà lại đang gây ra sự chia rẽ, hoàn toàn trái ngược với những giá trị ấy. Hy vọng rằng những gì đã xảy ra sẽ là bài học quý giá không chỉ cho Pháp mà còn cho các nước chủ nhà của các sự kiện thể thao trong tương lai.

——

A WAY TO GREEN OFFICIAL là không gian nghiên cứu-sáng tạo, tập huấn, tài trợ và đồng hành cùng các tổ chức/dự án thúc đẩy phát triển bền vững ở Việt Nam.