June 21, 2024
Các kỳ Thế vận hội Olympic là sự kiện toàn cầu, thu hút hàng chục nghìn vận động viên và hàng triệu khán giả trên khắp thế giới. Đây là cơ hội tuyệt vời để các quốc gia đăng cai giới thiệu con người, văn hóa và đất nước của mình, đồng thời thúc đẩy phát triển du lịch và kinh tế.
Tuy nhiên, sau ánh hào quang của các kỳ Thế vận hội là cái giá không nhỏ về dấu chân carbon. Tại Olympic London 2012 và Rio 2016, mỗi kỳ thế vận hội đã thải ra trung bình 3,5 triệu tấn carbon dioxide.
Đó chỉ là lượng carbon phát thải trong thời gian diễn ra sự kiện. Nếu xem xét trước và sau thế vận hội, con số này còn đáng sợ hơn. Các quốc gia đăng cai phải bỏ ra rất nhiều nguồn lực từ chính phủ, như tiền bạc và nhân lực, để xây dựng các sân vận động và cơ sở hạ tầng mới. Hậu quả là mức độ ô nhiễm tiếng ồn, không khí và nguồn nước gia tăng đáng kể. Hàng trăm nghìn công nhân phải làm việc trong điều kiện khắc nghiệt, đôi khi thậm chí mất mạng trong quá trình xây dựng.
Sau khi thế vận hội kết thúc, dù thành công hay không, những hậu quả nghiêm trọng vẫn còn đó. “Trong thời gian thế vận hội, như một công viên trong ngày hội. Rồi khi mọi việc đã xong, lại đìu hiu như khi một gánh xiếc rời khỏi thành phố,” các công trình xây dựng phục vụ cho sự kiện trở nên bị bỏ hoang hoặc sử dụng với công suất rất thấp. Chất thải xây dựng và sinh hoạt chất đống gây sạt lở đất, ô nhiễm nguồn nước và biến cả khu vực sinh sống thành bãi rác công nghiệp. Nhiều quốc gia rơi vào khủng hoảng nợ nần tài chính vì “thu không đủ chi” cũng như đầu tư quá tay vào cơ sở thi đấu hiện đại.
Olympic Paris 2024 liệu có rút được bài học?
Mùa hè này, Paris dự kiến chào đón hơn 15.000 vận động viên đến thi đấu và thu hút khoảng 10 triệu khán giả tham dự lễ hội thể thao được mong chờ nhất hè này. Bởi chính số lượng người tham gia và vận động viên lớn như vậy, đây sẽ là thách thức vô cùng lớn tại Olympic Paris 2024 trong việc lan truyền thông điệp về biến đổi khí hậu.
Để tránh trường hợp phải đầu tư vào việc xây dựng các cơ sở thể thao mới để rồi không đụng đến khi kết thúc thế vận hội, ban tổ chức Olympic Paris đã lên kế hoạch vô cùng kỹ càng bằng cách cam kết sử dụng các cơ sở vật chất hiện có hoặc tạm thời 95% các sự kiện thể thao diễn ra trong thế vận hội.
Tại Olympic năm nay Paris sẽ tổ chức nhiều sự kiện tại những địa điểm sẵn có để hạn chế xây những công trình mới như:
Các dự án xây dựng mới lớn duy nhất là một trung tâm thể thao dưới nước, một địa điểm thi đấu cầu lông và thể dục dụng cụ ở Paris. Các nhà thầu xây dựng phải đảm bảo giảm 30% lượng khí thải của các tòa nhà so với xây dựng tiêu chuẩn. Như việc chiếu sáng sẽ đổi từ nguyên liệu dầu sang nhiên liệu sinh học giúp giảm 13.000 tấn khí thải CO2. Tại nhà thi đấu Adidas Arena, hàng nghìn ghế ngồi được làm từ nhựa tái chế thu thập từ những thùng rác tái chế của thành phố và tạo hình lại nhờ quá trình nén nhiệt.
Nhà tài trợ chính cho thế vận hội là Coca-Cola cũng đã tiến hành lắp đặt khoảng 700 đài phun nước tại các địa điểm Olympic, nghĩa là khoảng 50% đồ uống sẽ được phục vụ mà không cần dùng chai nhựa 1 lần. Đồ ăn phục vụ cho vận động viên tại các địa điểm thể thao sẽ có 50% là món chay, 25% thức ăn phục vụ cho Olympic được lấy từ nguồn cách Paris trong vòng 250km, giúp giảm khí thải do vận chuyển. Dự tính khoảng 600 tấn sản phẩm tươi sống cung cấp khoảng hơn 40.000 suất ăn mỗi ngày cho 15.000 vận động viên tại Olympic.
Với những chiến lược như vậy, Olympic Paris 2024 hứa hẹn sẽ là thế vận hội xanh nhất lịch sử từng được ghi nhận.
—
A WAY TO GREEN OFFICIAL là không gian nghiên cứu-sáng tạo, tập huấn, tài trợ và đồng hành cùng các tổ chức/dự án thúc đẩy phát triển bền vững ở Việt Nam.